Các trường hợp không đổi CMND sang CCCD gắn chip bị phạt !

Mặc dù, hiện nay, rất nhiều người đang “đổ xô” đi làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng vẫn có không ít trường hợp dù thuộc đối tượng bắt buộc đổi vẫn “bình chân như vại”.

Khi nào không đổi CMND sang CCCD gắn chip bị phạt?
Khi nào không đổi CMND sang CCCD gắn chip bị phạt?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND), những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
– Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Như vậy, có đến 05 trường hợp người dân bắt buộc phải đi đổi thẻ và 01 trường hợp phải xin cấp lại thẻ Chứng minh nhân dân.

Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại Chứng minh nhân dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời với nhiều tiện ích hơn. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại Chứng minh nhân dân, người dân phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip nếu không muốn bị xử phạt.
Về việc đổi/cấp lại Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip, thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt.
Tuy nhiên, người dân nếu thấy mình thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì nên chủ động xin đổi/cấp lại Căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch với cơ quan Nhà nước, ngân hàng…

Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ: Điều 22 Luật Căn cước công dân, Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA).

Bước 1: Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến (khi đi mang theo Sổ hộ khẩu và CMND cũ. Trường hợp Sổ hộ khẩu và CMND không đầy đủ thông tin như trên Tờ khai thì mang theo Giấy khai sinh và các giấy tờ khác để đối chiếu thông tin).
Bước 2: Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động hoặc đầy đủ thông tin, công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu chưa đầy đủ thì xuất trình CMND cũ, giấy khai sinh…) để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ (để cắt góc hoặc thu hồi).

Bước 3: Thu thập vân tay, chụp ảnh

Trường hợp công dân đủ điều kiện làm Căn cước công dân gắn chip, cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn.

Có thể nhận trực tiếp hoặc qua Bưu điện. Nếu nhận qua đường Bưu điện thì công dân phải đăng ký và tự trả phí.

5/5 - (5 bình chọn)